Ghế massage hỗ trợ phục hồi chức năng

Ngày đăng 27/10/2020 20:54

Phục hồi chức năng là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ quá trình phòng bệnh - chữa bệnh - phục hồi sức khỏe. Vật lý trị liệu được coi là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng, đặc biệt có hiệu quả đối với các bệnh lí cơ - xương - khớp.

Massage là một bộ phận quan trọng cấu thành vật lý trị liệu. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ một số thông tin giúp quỹ vị tìm hiểu về ghế massage dành cho người phục hồi chức năng.

Quá trình phục hồi chức năng thường được thực hiện đồng thời với việc phòng và điều trị bệnh nhằm đem lại kết quả tốt nhất. Như vậy mới có thể giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại thể trạng. 

Phục hồi chức năng đặc biệt tốt đối với những người bị chấn thương do lao động hoặc chơi thể thao, tai nạn giao thông, đột quỵ, bại não, đau thần kinh tọa…; các bệnh lý xương khớp như: thoái hóa các khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cột… Ngoài ra nó còn giúp điều trị đau cổ vai gáy, thiểu năng tuần hoàn não, hay rối loạn thần kinh thực vật khiến đau đầu, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt.

Ghế massage hỗ trợ phục hồi chức năng

Một số kĩ thuật massage phục hồi chức năng thường được sử dụng bao gồm:

- Kỹ thuật xoa: sử dụng đầu ngón tay, gốc gan bàn tay hoặc mô mềm dưới ngón cái để di chuyển và xoa tròn lên chỗ da bị đau. Kỹ thuật này thường áp dụng ở vùng bụng hoặc những vùng cơ thể bị sưng đau. Kỹ thuật xoa có tác dụng giảm đau tại chỗ tương đối hiệu quả.

- Kỹ thuật vuốt: dùng gốc bàn tay, mô mềm ngón cái để vuốt da theo hướng thẳng từ dưới lên. Kỹ thuật này có thể áp dụng trên toàn thân, có thể kết hợp với dầu massage chuyên dụng để gia tăng hiệu quả. Tác dụng của kỹ thuật này là làm mềm các gân cơ, giảm đau, tiêu sưng.

- Kỹ thuật bấm huyệt: sử dụng đầu ngón tay, bấm lên các huyệt đạo đã được xác định từ trước. Lực từ tay tác động qua da vào trong các cơ, xương hoặc huyệt đạo giúp kích thích lưu thông mấu hiệu quả, khai thông các điểm tắc nghẽn.

- Kỹ thuật điểm huyệt: dùng ngón tay cái hoặc khớp ngón tay trỏ, ngón giữa ấn thẳng vào các huyệt. Lực đạo lớn hơn vì thế cũng tác động mạnh và sâu hơn. Kỹ thuật này thường được áp dụng cho vùng mông, lưng, chân và tay.

Các kỹ thuật massage ngoài việc thực hiện bằng tay theo cách truyền thống, giờ đây chúng ta có thể sử dụng các thiết bị chăm sóc sức khỏe như ghế massage toàn thân.

Thiết bị này được trang bị hệ thống con lăn hiện đại tích hợp cảm biến có thể thực hiện được các kỹ thuật massage một cách chính xác nhất, mô phỏng tương tự như bàn tay con người.

Hệ thống túi khí được trang bị cho các bộ phận thường xuyên nhức mỏi, giúp thư giãn cơ bắp, đồng thời hỗ trợ hoạt động cho con lăn. 

Hệ thống đèn sưởi hồng ngoại đem lại tác dụng làm ấm cơ thể, làm giãn nở các mạch máu, kích thích tuần hoàn máu dưới da, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Máu lưu thông tốt tạo điều kiện cho oxi và các dưỡng chất đi nuôi dưỡng các tế bào, cải thiện hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, vô cùng tốt đối với những bệnh nhân đang trong quá trình hồi phục.

Hệ thống rung massage bao gồm các motor rung, tạo ra các rung chấn tuần hoàn, tác động sâu tới gân, khớp, giúp làm tăng cường sự dẻo dai, kích thích các khớp tiết hoạt dịch bôi trơn.

Liệu pháp massage còn có thể cải thiện tâm trạng nhờ việc kích thích sản sinh các hormone như endorphins, serotonin... tạo cảm giác hưng phấn, xoa dịu lo âu và căng thẳng. Sử dụng ghế massage thường xuyên sẽ tạo cho người bệnh cảm giác thư giãn, bớt stress vì tình trạng bệnh của bản thân.